Chia sẻ kinh nghiệm quản lý siêu thị mini cực hiệu quả, doanh thu cao
Bạn đang có ý định mở một cửa hàng tạp hóa nhưng chưa biết cách quản lý như thế nào cho hiệu quả. Để giải đáp những thắc mắc này cho quý khách hàng thì Abit xin chia sẻ một vài kinh nghiệm về quản lý siêu thị mini cực hiệu quả mang lại doanh thu cao.
1. Công việc phải làm trong quản lý siêu thị mini
Quản lý siêu thị mini là quá trình bao gồm các hoạt động và quy tắc nhằm đảm bảo siêu thị mini được vận hành theo một quy chuẩn nhất định dù người vận hành là ai. Mục tiêu của quản lý siêu thị mini là giúp chủ siêu thị có được những thông tin cần thiết để xử lý giúp cho hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn.
Có thể nói các vị trí quản lý siêu thị mini có thể là quản lý kho hàng, quản lý công nợ, quản lý bán hàng trực tiếp, quản lý bán hàng online, giám đốc siêu thị...Như vậy thể quản lý một siêu thị hiệu quả cần rất nhiều các khâu, vị trí kết hợp hiệu quả để mang lại hệ thống quản lý đầy đủ kịp thời nhất.
2. Quản lý siêu thị mini như thế nào cho hiệu quả
Dưới đây là 5 kinh nghiệm của chúng tôi muốn đúc kết và tổng hợp chia sẻ cho bạn như sau:Đặt ra quy định, nguyên tắc chung
Như bạn đã biết, bất kỳ một tổ chức, hoạt động hay cở sở nào cũng cần có những quy tắc, luật lệ chung để doanh nghiêpj, cá nhân tuân thủ và định hướng phát triển đúng hướng. Tuy nhiên, các quy định này cần phải phù hợp với mô hình kinh doanh, đặc điểm riêng của mỗi ngành nghề, doanh nghiệp.Vì vậy một hay chuỗi cửa hàng, siêu thị của công ty hoặc cá thể bán lẻ/ bán buôn cũng cần phải có các quy định chung từ đó sẽ có nội quy dành cho từng vị trí, chức vụ, phòng ban sao cho phù hợp nhất.
Mục tiêu, quy định cho từng chuỗi cửa hàng
Một một cửa hàng có chiến lược kinh doanh khác nhay, cũng chính vì thế mà mỗi cửa hàng siêu thị bán lẻ cũng cần phải có các quy định riêng cho trong bộ máy vận hành tại siêu thị. Mỗi trưởng cửa hàng, siêu thị hay người quản lý nên chủ động nghiên cứ để đưa ra các quy định, quy trình hoạt động phù hợp với tình hình thực tế mà mỗi siêu thị cóPhân tích, báo cáo dữ liệu định kỳ
- Quản lý công nợ: chính sách công nợ từ các nhà cung cấp, đầu mối, tối ưu dòng tiền, kết hợp với bộ phận thu mua.
- Quản lý ngành hàng: nghiên cứu các chương trình khuyến mại, giảm giá, kích cầu mua sắm, so sánh giá thành với đối thủ, khảo sát ý kiến khách hàng.
- Quản lý chung: tối ưu các chính sách về công nợ, khách hàng, dòng tiền, hàng hóa của hệ thống siêu thị, cửa hàng đưa ra biện pháp cần thiết thích hợp kịp thời, xử lý tình huống hợp lý nhanh chóng.
Nhân viên chuyên nghiệp
Nhân viên là chính người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng và cũng là bộ mặt của hệ thống được khách hàng đánh giá chất lượng. Vì vậy việc đào tạo đội ngũ nhân viên tiếp thị, thu ngân, quản lý là vô cùng quan trọng với bất cứ doanh nghiệp bán lẻ nào.Nhân viên cửa hàng có chuyên môn, thái độ tích cực sẽ ảnh hưởng và mang đến hiệu quả rất lớn trực tiếp tới khách hàng tới mua sắm. Vì vậy từ hệ thống nhân viên đến cấp quản lý cũng cần được đào tạo cơ bản, nâng cao để mang lại một cửa hàng có phong cách phục vụ chuyên nghiệp sẵn sàng giải quyết bất cứ tình huống nào.
Sử dụng phần mềm hỗ trợ
Chức năng trong phần mềm quản lý bán hàng trong việc phân tích dữ liệu chính là điều tạo sự khác biệt giữa các mô hình siêu thị quy mô lớn với các cửa hàng bán lẻ, tạp hóa truyền thống hiện nay. Phần mềm được tích hợp nhiều tính năng tốt như: phần mềm ẩn comment Fanpage, quản lý Facebook, công việc xuất - nhập - tồn kho, quét mã vạch, báo cáo hệ thống, ...
Nhận xét
Đăng nhận xét