Chiến lược định giá khôn ngoan tạo bước đệm để bùng nổ doanh số

Nhiều người vẫn đi theo đường mòn khi làm ra sản phẩm mới nghĩ đến chiến lược định giá. Trong khi đó, đây lại là nhiệm vụ đáng lẽ cần được tính toán cẩn thận ngay từ đầu. Bao bì bắt mắt hay các chiêu trò marketing có thể thu hút và lôi kéo khách hàng chú ý đến sản phẩm của bạn. Tuy nhiên, giá cả mới là yếu tố khiến họ đưa ra quyết định có mua hay không.

Vai trò của chiến lược định giá

Giá cả của sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Có thể kể đến như: Chi phí mặt bằng, cơ sở vật chất, phí nguyên vật liệu, nhân công, chi phí tài chính,... Ngoài ra việc định giá sản phẩm còn tác động rất lớn đến khả năng định vị của sản phẩm, thương hiệu trên thị trường.

Về cơ bản, giá sản phẩm phải bù đắp được các khoản chi phí đã bỏ ra và đảm bảo nhà kinh doanh vẫn có lãi. Nếu muốn hạ giá thì phải có giải pháp để tối ưu hoá chi phí. Ngoài ra, giá cũng nên được điều chỉnh thường xuyên nhằm phản ảnh đúng sự thay đổi, yêu cầu từ thị trường, mức độ cạnh tranh hay mục tiêu lợi nhuận.

Xem thêm: Nếu đang kinh doanh online trên Facebook, đừng bỏ qua Top phần mềm quản lý Fanpage - "Chiến binh bất bại" mà nhà kinh doanh nào cũng cần phải có.

Các chiến lược định giá tối ưu nhất

Định giá Premium (Premium Pricing)

Premium là chiến lược định giá sao cho cao hơn đối thủ cạnh tranh. Mức giá cao cấp thường có hiệu quả trong những ngày đầu của vòng đời sản phẩm, đánh trực tiếp vào tâm lý “tiền nào của nấy” của người tiêu dùng.

Chiến lược này phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ, sản phẩm có những ưu điểm vượt trội mà các sản phẩm khác không có. Nó khiến khách hàng cảm thấy mình mua được sản phẩm xứng đáng với số tiền đã bỏ ra. Còn doanh nghiệp phải bằng cách nào đó để đưa ra được nhận thức về giá trị sản phẩm của họ.

Có thể bạn quan tâm: Nâng cao chất lượng dịch vụ, tiếp cận, tư vấn, chăm sóc và chốt đơn khách hàng hiệu quả hơn với giải pháp tự động trả lời comment Facebook.

Đưa ra mức giá cao hơn so với đối thủ cạnh tranh  

Định giá thâm nhập thị trường (Pricing for Market Penetration)

Chiến lược định giá thâm nhập thị trường tập trung vào việc thu hút người mua khi tung ra mức giá sản phẩm rẻ hơn so với thị trường. Nó mang đến hiệu quả cao với các doanh nghiệp cung ứng ra sản phẩm mới nhằm thu hút, lôi kéo sự chú ý của khách hàng. Nhờ đó mà nhanh chóng đạt được thị phần lớn và gây sức ép với đối thủ.

Định giá tiết kiệm (Economy Pricing)

Phương pháp này được áp dụng khá phổ biến, nhất là với các doanh nghiệp cung cấp thực phẩm đến các nhà phân phối bán lẻ. Đầu tiên, doanh nghiệp cần cắt giảm tối thiểu các chi phí liên quan đến Marketing và sản xuất, nhằm nhắm đến nhóm khách hàng “ham rẻ”. Họ thường mua sắm theo xu hướng chỉ quan tâm đến giá mà ít khi xem xét quá kỹ lượng mặt hàng.

Chiến lược định giá hớt váng (Price Skimming)

“Hớt váng” hay còn gọi là hớt phần ngon nhất. Đây là biện pháp doanh nghiệp sẽ áp dụng để tối đa hóa doanh số cho hàng hóa và dịch vụ. Ở giai đoạn đầu, doanh nghiệp thường tung ra thị trường mức giá cao nhất có thể đối với các đoạn thị trường sẵn sàng chấp nó nhằm thu được lợi nhuận. Khi mức tiêu dùng có dấu hiệu hạ nhiệt, họ sẽ dần hạ thấp giá hơn so với hàng hóa của đối thủ cạnh tranh.

Bạn có biết: Cách tốt nhất để loại bỏ tình trạng đối thủ cạnh tranh chơi xấu, cướp khách trên Facebook chính là sử dụng phần mềm ẩn comment Fanpage.

Định giá theo tâm lý (Psychology Pricing)

Đây là chiến lược lợi dụng việc khách hàng không thể nhận biết được chất lượng thực sự của sản phẩm. Họ có xu hướng dựa vào giá cả để làm căn cứ quan trọng để đánh giá chất lượng. Mục tiêu của phương pháp này là kích thích nhu cầu bằng cách tạo cho khách hàng ảo giác về giá trị gia tăng của sản phẩm.

Chiến lược định giá theo gói (Bundle Pricing)

Đây là chiến lược đưa ra mức giá thấp hơn trong trường hợp khách hàng mua cùng lúc nhiều sản phẩm. Nó là tập hợp các sản phẩm hay dịch vụ đồng bộ và có chức năng bổ sung lẫn nhau. Khi mua theo gói họ sẽ nhận được mức giá thấp hơn so với tổng mức giá của các sản phẩm gộp lại.  Phương pháp này còn giúp giải phóng lượng lớn hàng tồn kho. Thêm vào đó là tạo cho khách hàng cảm giác nhận được rất nhiều giá trị hơn vì doanh nghiệp đang tạo ra cho họ những cơ hội lớn.

Chìa khóa thành công trong chiến lược định giá sản phẩm đều dựa trên mức độ thấu hiểu khách hàng, quan sát đối thủ và khả năng đánh giá thị trường. Hy vọng bài viết có thể giúp ích cho các hoạt động marketing và kinh doanh của bạn trong tương lai. Chúc các bạn thành công.


Nhận xét